Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Vấn đề của bóng đá Việt Nam: Khát thần tượng

Vấn đề của bóng đá Việt Nam: Khát thần tượng - Khi cuốn lịch năm cũ chỉ còn vài tờ, người hâm mộ bóng đá không khỏi giật mình khi nhìn ra một vấn đề nghiêm trọng của nền bóng đá: Không có nhiều thần tượng!



u19 việt nam , U19 quốc tế TP.HCM 2014 , U19 Việt Nam , Hoàng Anh Gia Lai , Đoàn Nguyên Đức , HA.GL – Arsenal JMG , Guillaume Graechen , SVĐ Thống Nhất , U19 Việt Nam , U19 Việt Nam,


U19 VN đang được NHM đặt kỳ vọng


Một thực tế khá nhức nhối, sự lên ngôi của thần tượng, nhất là trong giới showbiz trong thập niên qua là quá dễ dàng. Bóng đá cũng chẳng khác gì showbiz, người ta tôn vinh thần tượng quá đơn giản với những tiêu chí thực dụng, thiếu chiều sâu, chú trọng phần hình thức.


Có thể thấy rất rõ sự khác biệt giữa cái gọi là bóng đá chuyên nghiệp với bóng đá bao cấp. ngày xưa không khó để tìm ra hàng loạt nhà quản lý bóng đá, các danh thủ bóng đá thực sự xứng đáng thần tượng của hàng triệu trái tim. Không chỉ cá nhân, có quá nhiều đội bóng là thần tượng của fan hâm mộ.


Còn giờ đây thì sao? Một thế hệ cầu thủ chỉ thích hưởng thụ hơn cống hiến. Việc kiếm tiền quá dễ dàng đã khiến hàng loạt cầu thủ lẽ ra phát triển tốt nhưng đã nhanh chóng “lẫn trong đám đông”. Chỉ còn vài đội bóng duy trì được hấp lực, SL Nghệ An nằm trong số ít ỏi đó. Ngay cả ở bộ máy lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thì bị ví là “tổ hưu”. Chủ tịch VFF thì lần lựa không chịu rời ghế, đùng một cái xin “hưu” trước thềm SEA Games. U-23 Quốc gia chẳng có cái tên nào làm cho người hâm mộ phát cuồng.


Trong bối cảnh đó, việc ông bầu Đoàn Nguyên Đức được vinh danh giải Fair Play 2013 với những hành động tạo hiệu quả, cảm hứng rõ nét với nền bóng đá, cùng tiền đạo Nguyễn Công Vinh quyết định ở lại SL Nghệ An dù tiếp tục thi đấu ở Nhật có tiền và có điều kiện phát triển hơn là những điểm sáng hiếm hoi.


Bầu Đức cùng U19 Quốc gia đang là thần tượng của nhiều người, ở góc độ cách làm bóng đá nói được làm được, ở cá tính cùng nhiều phẩm chất của một thần tượng. Lê Công Vinh tiêu biểu của một hình mẫu cầu thủ chuyên nghiệp, luôn biết xây dựng hình ảnh, nỗ lực vươn lên không ngừng.


Chừng đó thì quá ít. Một nền bóng đá phát triển lành mạnh dứt khoát nền bóng đá đó phải có khả năng sản sinh ra những mẫu hình thần tượng có giá trị thực sự, đủ sức thuyết phục và quyến rũ người hâm mộ nói chung, giới trẻ nói riêng bằng chân giá trị của nó. Đã rất lâu rồi nền bóng đá chúng ta không còn đủ khả năng để làm việc đó. Rất cần một cuộc “cách mạng ý thức” của những người đang tham gia vào hoạt động bóng đá. Trên cả, cần một đội ngũ lãnh đạo VFF nhiệm kỳ mới có sự thay đổi về chất.


Có vậy mới xuất hiện thêm thần tượng bóng đá Việt Nam.




Vấn đề của bóng đá Việt Nam: Khát thần tượng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét